5-cach-giup-tu-nau-com-hoat-dong-hieu-qua

5 cách giúp tủ nấu cơm của bạn hoạt động hiệu quả hơn

Tủ nấu cơm là dụng cụ thiết yếu trong các bếp ăn công nghiệp ngày nay. Với những tính năng và công dụng mà một chiếc tủ nấu cơm đem lại bạn sẽ ngày càng yên tâm hơn về việc kinh doanh của mình. Một trong những lo lắng của người tiêu dùng đó chính là việc tủ mua về sau thời gian dài sử dụng sẽ hoạt động không còn đảm bảo như trước. Để giải quyết được những băn khoăn này của khách hàng, Điện máy BigStar xin được gửi đến bài viết 5 cách giúp tủ nấu cơm của bạn hoạt động hiệu quả hơn, để khách hàng có thể yên tâm sử dụng tủ lâu dài.

Tủ nấu cơm hay còn được biết đến với tên gọi tủ cơm công nghiệp là một thiết bị có thiết kế hình hộp chữ nhật đứng, có chức năng chính là nấu cơm. Ngoài ra còn có thể được dùng để nấu chín các loại thực phẩm khác như: xôi, bánh chưng, bánh giò, hải sản, thịt các loại,… Tủ nấu chín thực phẩm bên trong nhờ vào hơi nước với áp suất cao.

Tủ nấu cơm ngày nay giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng ở nồi nấu cơm công nghiệp trước đó. Chẳng hạn như: chỉ nấu được số lượng ít trong một lần, cơm có thể bị cháy, chín không đều hay bị nhão,… Chính vì những lý do đó mà tủ cơm hiện là sự lựa chọn số 1 của các cơ sở kinh doanh liên quan đến cơm.

Hãy lưu ý 5 cách sau đây để tủ cơm của bạn có thể hoạt động cho hiệu quả cao hơn:

1. Sử dụng đúng công suất

Vấn đề sử dụng tủ đúng công suất rất quan trọng trong việc tủ hoạt động cho hiệu quả hay không. Mỗi loại tủ khi sản xuất đều được thiết kế cho năng suất tối ưu khác nhau. Điều này nhằm đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng về năng suất. Do đó, bạn cần xác định rõ được năng suất kinh doanh hằng ngày của mình là bao nhiêu để có thể chọn mua được loại tủ phù hợp.

Tủ khi được hoạt động đúng với công suất thiết kế sẽ đảm bảo được chất lượng thành phẩm, thêm vào đó tuổi thọ của tủ sẽ được đảm bảo tối đa.

2. Tuyệt đối không sử dụng thiếu nước

Vì cơ chế hoạt động của tủ là dựa vào những thanh nhiệt nước trong khoang chứa làm sôi nước, tạo hơi. Những hơi này sẽ trực tiếp làm chín cơm. Do đó mà nước là yếu tố quan trọng và không thể thiếu để tủ có thể vận hành được hiệu quả.

Những thanh nhiệt của tủ chỉ có thể hoạt động tốt trong môi trường nước, do đó nếu để xảy ra tình trạng cạn nước không những hơi sẽ không đủ để chín cơm mà còn có thể xảy ra tình trạng cháy, nổ thanh nhiệt. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tủ và an toàn cho người dùng. Do đó, trong suốt quá trình vận hành nước phải đảm bảo được duy trì ổn định ở một mức tối thiểu được quy định sẵn.

3. Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng

Việc vệ sinh tủ sau mỗi lần sử dụng cũng quan trọng không kém. Vì nó không những ảnh hưởng đến chất lượng tủ, tuổi thọ của tủ mà còn ảnh hưởng đến những mẻ cơm thành phẩm của bạn. Phải chú ý vệ sinh cho cả bên trong và bên ngoài của tủ.
Cần lưu ý rằng không nên vệ sinh tủ ngay khi vừa ngắt nguồn điện. Sau khi ngắt nguồn điện bạn nên đợi từ 5 – 10 phút cho nhiệt độ trong tủ giảm bớt rồi sau đó mới mở tủ, lấy khay cơm ra. Khi tủ đã nguội mới tiến hành vệ sinh để tránh cho tủ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nên vệ sinh kỹ ở những bộ phận có trong khoang chứa như thanh nhiệt nước, phao xả nước, quả cầu tiếp nước,… đảm bảo rằng không có thực phẩm dư còn xót lại. Bạn cần xả hết nước trong khoang chứa, sử dụng khăn vải mềm để lau chùi, hạn chế dùng vải cứng hay miếng chùi sắt để đảm bảo tính thẩm mỹ cho tủ. Do tủ nấu hoàn toàn bằng hơi nên các vết bẩn sẽ không bám chặt, do đó bạn chỉ cần lau nhẹ là có thể khiến cho bề mặt tủ sạch bóng trở lại.

4. Bảo quản đúng cách

Điều kiện bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tủ. Vì đây là thiết bị điện nên bạn cần phải đảm bảo tủ được đặt ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, không bị ẩm mốc, đọng nước. Tủ sau khi sử dụng cần phải được lau khô trước khi đem bảo quản. Nên lau khô các cánh tủ và để cửa tủ hở, điều này giúp không khí lưu thông trong tủ, tránh bị mùi ẩm mốc.

Tủ lâu ngày không được dùng đến khi có nhu cầu sử dụng cần phải vệ sinh sạch sẽ, kỹ càng để thực phẩm không bị ám mùi và kiểm tra lại hệ thống vận hành để đảm bảo tủ cho hiệu quả hoạt động cao nhất.

5. Sử dụng nguồn nhiên liệu phù hợp

Tủ nấu cơm hiện nay có các dòng máy sử dụng nhiên liệu phổ biến là tủ nấu cơm điện, tủ nấu cơm gas và tủ nấu cơm điện kết hợp gas. Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng. Tùy vào điều kiện kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn loại tủ phù hợp.

Với tủ sử dụng điện bạn cần hạn chế sử dụng ở những khu vực có nguồn điện yếu, hay chập chờn. Vì điều này không những làm hao tủ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cơm được nấu bên trong. Tùy vào năng suất mà tủ sẽ sử dụng nguồn điện phù hợp, thông thường là điện 220V hoặc 380V. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khuyến cáo của nhà sản xuất sử dụng loại điện 3 pha để cho chất lượng ổn định hơn.

Còn đối với loại tủ gas bạn cần đảm bảo tủ được để nơi thông thoáng, an toàn và hệ thống van nối phải đảm bảo. Tránh tình trạng xấu có thể xảy ra. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng loại bình gas công nghiệp lớn, như vậy mới giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức. Vì cần nấu với số lượng nhiều, trong thời gian dài nên để tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn nên sử dụng loại gas công nghiệp, dung tích lớn. Từ đó sẽ giúp quá trình nấu được diễn ra liên tục, hạn chế gián đoạn và đỡ mất thời gian hơn.

Chỉ cần lưu ý 5 cách sử dụng trên đây thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng tủ nấu cơm hiệu quả với chất lượng lâu bền. Tuy vậy trong suốt quá trình sử dụng bạn cũng nên thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng cho máy để đảm bảo chất lượng tối đa. Nếu nhận thấy máy có những “biểu hiện” lạ, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất, tuyệt đối không được tự ý sửa chữa nếu không có chuyên môn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *